Bà bầu có nên ăn nho không?
Đăng ngày: 22/03/2018 15:31
Nho là một loại trái cây có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt lại có chứa nhiều dưỡng chất nên được đánh giá là loại quả rất tốt cho người sử dụng, đặc biệt là với các bà mẹ đang mang thai.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả nho
Theo kết quả phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong trái nho có khoảng 65%÷ 85% nước, 10% ÷ 33% là đường (Glucose và Fructose), Phlobaphene, Axit Galic, Axit Silicic, Quercetine, Anin, Glucosides, Mono delphinidin, delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin A, vitamin C, Kali, axit folic và các enzime. Ngòai ra, trong vỏ quả nho còn có hợp chất tannin và dầu; trong hạt nho có hợp chất tannin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.
Nho là loại hoa quả giàu dinh dưỡng
Những lợi ích khi bà bầu ăn nho
Với sự có mặt có các dưỡng chất trên, nho không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Bảng dưới đây trình bày chi tiết hơn về các lợi ích này:
Chất dinh dưỡng |
Lợi ích |
Nước |
- Hỗ trợ quá trình phát triển của tế bào mới, duy trì khối lượng máu và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. - Giảm thiểu nguy cơ bị táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu của mẹ. |
Chất xơ |
- Tăng cường hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ giải quyết những khó chịu do táo bón gây ra. |
Vitamin B
|
- Kiểm soát lượng trao đổi chất trong quá trình mang thai của mẹ. - Giúp trẻ hấp thụ nhiều dưỡng chất từ cơ thể mẹ. - Folate giúp thai nhi không bị khuyết tật ống thần kinh |
Choline |
- Hỗ trợ quá trình tạo ra chất béo, toàn vẹn cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ quá trình tổng hợp DNA, quá trình ghi nhớ, cử động cơ, điều hòa nhịp tim, … cho cả mẹ và em bé. |
Vitamin A |
- Phát triển thị lực, giúp thai nhi sáng mắt hơn |
Vitamin C |
- Sản xuất Collagen, hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bé. - Tăng cường sức đề kháng, chống sự tấn công của các loại virus cho cơ thể mẹ. |
Vitamin E |
- Giúp đông máu, có lợi khi mẹ chuyển dạ. |
Vitamin K |
- Giảm mệt mỏi, có lợi cho mẹ trước cơn chuyển dạ. |
Canxi |
- Giúp em bé khỏe mạnh, phát triển hệ xương, cơ, răng, … |
Sắt |
- Tổng hợp Hemoglobin – chất mang oxy đến khắp cơ thể mẹ và thai nhi. - Cung cấp đầy đủ máu cgho cơ thể người mẹ, đáp ứng sự phát triển của thai nhi và lượng máu mất đi sau khi sinh. |
Magiê |
- Giảm tình trạng bị chuột rút cho bà bầu |
Mangan |
- Hỗ trợ quá trình phát triển xương, sụn, thính giác của em bé. |
Phốt pho |
- Hoàn thiện các gen trong bào thai |
Kali |
- Giúp mẹ bầu lợi tiểu |
Natri |
- Hỗ trợ sự cân bằng giữa axit và các dưỡng chất nền tảng trong cơ thể em bé. - Giúp các chất dinh dưỡng di chuyển qua màng tế bào trong bào thai. - Duy trì nồng độ nước thích hợp trong máu và các mô cơ thể người mẹ. |
Kẽm |
- Tham gia vào quá trình phân chia tế bào và sự tăng trưởng của tóc, da, xương khi thai nhi phát triển. - Giúp phát triển nhận thức của em bé về hương vị. - Phối cùng cùng insulin để điều tiết lượng đường trong máu người mẹ, phòng ngừa bệnh tiểu đường. |
Fluorie |
- Cùng với canxi kiến tạo men răng, “tái khoáng” phủ một lớp lên bề mặt men răng, làm cứng mẹ răng sữa. |
Chất chống oxy hóa (anthocyanins, flavon, geraniol và tannin) |
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng cho mẹ bầu. |
Axit Folic |
- Ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, giúp giảm nguy cơ bị sứt môi, hở hàm ếch |
Resveratrol |
- Kiểm soát lượng Cholesterol trong thời kỳ mang thai. - Chống lại bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai |
Như vậy, có thể thấy, nho rất có lợi cho sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng loại quả này để nhận được những lợi ích trên.
Những điều cần lưu ý khi ăn nho trong thời kỳ mang thai
Mặc dù, nho có rất nhiều công dụng nhưng trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều nho không rõ nguồn gốc, nho có chứa chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng. Để đảm bảo rằng việc ăn nho không phản tác dụng, làm ảnh hưởng xấu đến mẹ và em bé, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn nho có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Khi mua nho về, nên sử dụng máy ozone khử độc thực phẩm hoặc máy làm sạch bằng sóng siêu âm để loại bỏ các loại hóa chất còn tồn dư trên bề mặt quả nho.
- Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu có thể bỏ phần vỏ của nho.
- Tuyệt đối không ăn nho cùng sữa, dưa leo, cá, bia, nước khoáng hoặc các món ăn có nhiều chất béo vì chúng gây khó chịu cho dạ dày.
- Mẹ bầu bị béo phì, loét dạ dày, viêm ruột kết, tiêu chảy, kiết lị và tiểu đường không nên ăn và uống nước ép nho.
- Ăn nho ở mức độ vừa phải, việc ăn quá nhiều dễ dẫn đến tiêu chảy.
| ||||||||||||||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Cách đơn giản nhất để loại bỏ mùi hôi miệng
- Làm thế nào để thoát khỏi mùi do chuột gây ra?
- Cà phê sản xuất theo tỉ lệ 1:9
- Những món ăn nóng hổi không thể bỏ qua trong mùa đông
- Túi khử mùi có thực sự an toàn như chúng ta nghĩ?
- 6 Căn bệnh mà dân văn phòng thường mắc phải
- 5 cách tiêu diệt muỗi hiệu quả để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Tổng hợp các cách chống say xe hiệu quả không cần uống thuốc
- Những thói quen cực kỳ có hại cho thận
- Tuyệt đối không nên kết hợp những thực phẩm này với sữa